Cơ khí, chế tạo trước sức ép đổi mới

Cơ khí, chế tạo trước sức ép đổi mới

Cơ khí, chế tạo trước sức ép đổi mới

14:10:13 21-06-2018 | Lượt xem: 1582

Sau 15 năm xây dựng và phát triển, ngành cơ khí chế tạo mới chỉ dừng ở lắp ráp linh kiện nhập khẩu, không có thương hiệu cạnh tranh quốc tế. Giống như các ngành khác, cơ khí - chế tạo đang đứng trước sức ép phải đổi mới để thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhìn vào điểm yếu lớn nhất của ngành mình, ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cho rằng, sản xuất cơ khí của Việt Nam vẫn chưa thực hiện được nguyên tắc cơ bản là chuyên môn hóa sâu và hợp tác hóa rộng để mang lại hiệu quả cao. Đây là hậu quả của sự “chia tách” giữa cơ khí quốc doanh, cơ khí dân doanh, cơ khí Trung ương, cơ khí địa phương, cơ khí ngành và cơ khí của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 

“Cũng còn có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác như đầu tư để phát triển ngành cơ khí còn chưa tương xứng; quản lý đối với ngành cơ khí chế tạo không phù hợp dẫn tới năng lực cạnh tranh yếu kém và thích ứng chậm với tiến trình hội nhập”, ông Thụ phân tích. 

Chế tạo xe buýt, xe khách là mặt hàng cơ khí chủ lực của TP Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN

Cho đến nay, các chính sách hỗ trợ như đấu thầu, tín dụng, nghiên cứu khoa học công nghệ hay xây dựng thương hiệu và bảo vệ thị trường cho cơ khí Việt Nam chưa được chú trọng, nên chưa kích thích các doanh nghiệp cơ khí phát triển. Thậm chí, các doanh nghiệp cơ khí nội địa có phần chịu thua thiệt hơn so với các doanh nghiệp FDI về cơ chế ưu đãi thuế, cho thuê đất kéo dài… nên sau 15 năm xây dựng và phát triển, ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam chỉ sản xuất được thép xây dựng chất lượng thấp. Các sản phẩm cơ khí khác như ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng… chủ yếu chỉ dừng ở mức lắp ráp các linh kiện nhập khẩu, không có thương hiệu “Made in Vietnam” có uy tín để cạnh tranh quốc tế. 

Viễn cảnh trở thành một “Trung tâm chế tạo mới của thế giới” đối với Việt Nam sẽ không dễ thực hiện, nếu không có sự thay đổi tư duy của các cấp, ngành quản lý Nhà nước; không có động lực thúc đẩy và ý thức tự vươn lên của các doanh nghiệp cơ khí nội địa. 

Từ thực tiễn của doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Hà, Tổng giám đốc, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam cho biết, chỉ bằng con đường chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa đầu tư các dây chuyền thiết bị có trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, với mức độ tự động hóa cao mới có thể sản xuất ra các loại sản phẩm chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý và không tác động xấu tới môi trường. 

Để ngành đúc phát triển mạnh và bền vững, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đồng bộ và rõ ràng về công tác thị trường, cơ chế đầu tư, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ về tài chính để giúp doanh nghiệp không chỉ có thêm điều kiện tiếp cận công nghệ mới, mà còn có thể chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Hà nhấn mạnh. 

 

 


Vấn đề lựa chọn giải pháp công nghệ trong thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí cũng là thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Bà Đàm Thị Hồng Lan, Giám đốc, Công ty Tư vấn và kinh doanh Vietbay cho biết, qua hợp tác với nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, doanh nghiệp nhận ra rằng, để giành thị phần và đứng vững trên thị trường cần phải ứng dụng được thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đặc biệt là công nghệ phần mềm thiết kế, phân tích và gia công sản phẩm. Điều này giúp nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. 

Bà Lan nhận định, tại đa phần các doanh nghiệp ngành cơ khí, trình độ và năng lực của đội ngũ kỹ sư thiết kế còn hạn chế. Việc tuân thủ bản quyền sở hữu trí tuệ phần mềm và đầu tư mua sắm hiệu quả vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới năng suất lao động thấp. Trong khi đó, mẫu mã sản phẩm chậm thay đổi, công nghệ ứng dụng chưa đồng bộ, kỹ sư chưa tận dụng được tối đa khả năng của phần mềm và doanh nghiệp không thấy được hiệu quả đột phá do công nghệ mang lại. 

Mong muốn xây dựng thương hiệu đóng mác “Made in Vietnam” và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp phụ trợ ra nước ngoài, bà Phan Thị Minh, Giám đốc Công ty Nhật Minh trăn trở, không phải cứ có nhà máy, máy móc là làm được công nghiệp phụ trợ. 

Câu chuyện khó và đòi hỏi yếu tố quan trọng nhất là con người, sau mới đến hệ thống và quan điểm của doanh nghiệp. “Sẽ không có thành công nào, nếu chúng ta không đầu tư trước, hy sinh và trả giá trước để có thể được bước chân vào hệ thống của các tập đoàn công nghiệp lớn”, bà Minh nhấn mạnh.

CHẾ TẠO CƠ KHÍ DƯƠNG HUY  che tao co khi cu chico khi cu chi
Địa chỉ: 731C Nguyễn Văn Khạ, Củ Chi, TP HCM
Hotline: 0906 643 778 - 0976 643 778 - 0944 123778
Website: cokhiduonghuy.com

Tin liên quan

Vui lòng để lại lời nhắn

Tên của bạn

Email

Tin nhắn (không quá 255 ký tự)

Gọi điện SMS Chỉ Đường
chế tạo cơ khí củ chi, che tao co khi cu chi, co khi cu chi, cơ khí củ chi, cơ khí củ chi hcm, co khchế tạo cơ khí củ chi, che tao co khi cu chi, co khi cu chi, cơ khí củ chi, cơ khí củ chi hcm, co khCHẾ TẠO CƠ KHÍ DƯƠNG HUY Địa chỉ: 731C Nguyễn Văn Khạ, Củ Chi, TP HCM Hotline: 0906 643 778 - 0976 643 778 - 0944 123 778 Website: cokhiduonghuy.com trên Bình chọn