Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cơ khí

Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cơ khí

Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cơ khí

13:42:56 21-06-2018 | Lượt xem: 1791

Đẩy mạnh sự hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước và đặc biệt tăng cường đầu tư, ứng dụng những thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

 

Hội thảo "Những ứng dụng thiết bị và công nghệ mới trong sản xuất sản phẩm cơ khí". Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN.

Ngày 28/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ triển lãm Vietnam Manufacturing Expo 2017, Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) đã tổ chức Hội thảo” Những ứng dụng thiết bị và công nghệ mới trong sản xuất sản phẩm cơ khí”. 

Hội thảo đã đánh giá lại những tồn tại của ngành cơ khí sau nhiều năm đổi mới, chia sẻ kinh nghiệm từ các doanh nghiệp lớn như Lilama, Coma, Samco, VEAM… trong việc phát triển; từ đó đề ra giải pháp đột phá để phát triển ngành cơ khí trong bối cảnh hội nhập. 

Theo Hiệp hội VAMI, nhiều sản phẩm cơ khí như thiết bị đồng bộ, đóng tàu, lắp ráp ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị điện, phụ tùng cơ khí đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Doanh thu về sản phẩm cơ khí tăng đều trên 20% trong khoảng 10 năm trở lại đây. 

Những sản phẩm cơ khí công nghệ cao cũng đã xuất hiện như: thiết kế chế tạo thủy công, thiết kế chế tạo thiết bị nhà máy xi măng, chế tạo giàn khoan dầu khí tự nâng 90m và bước đầu thiết kế chế tạo thiết bị nhà máy nhiệt điện chạy than… 

Tuy nhiên, hiệp hội cũng nhận định, các sản phẩm Việt Nam tham gia có giá trị gia tăng còn thấp, tồn tại các nghiệp cơ khí yếu kém, “chỉ lo việc làm và nuôi sống công nhân” đã khó… 

Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam phát biểu. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN.

Do vậy, chủ tịch Hiệp hội VAMI Nguyễn Văn Thụ cho rằng, cần đẩy mạnh sự hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước, tránh đầu tư trùng lặp để chống lãng phí, và đặc biệt tăng cường đầu tư và ứng dụng những thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp như VEAM, Trường Hải… có kế hoạch đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đổi mới công nghệ, và nâng cao năng lực sản xuất, nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa và tiến tới xuất khẩu. 

Hội thảo này ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển của các doanh nghiệp lớn, thì cũng là nơi để cộng đồng doanh nghiệp cơ khí tìm hiểu máy móc, công cụ hiện đại, nhằm hợp tác, liên kết với nhau, nâng cao công nghệ, năng lực sản xuất sản phẩm và mở rộng dây chuyền sản xuất bằng các máy công cụ, công nghệ gia công kim loại mới, ông Nguyễn Văn Thụ chia sẻ thêm. 

Theo ông Dương Văn Hồng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cơ khí xây dựng – COMA, trong nhiều năm qua, tổng công ty đã luôn chú trọng áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao tính cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn. 

Ông Hồng cũng cho biết thêm: “Chúng tôi chú trọng vào các công nghệ hàn mới như: TIG, MIG, MAG, điện xi… và mua các thiết bị mới hiện đại như máy cắt CNC, các trung tâm gia công phục vụ chế tạo bi cầu giàn không gian, các máy hàn mới hiện đại… để phục vụ sản xuất, triển phai chế tạo các sản phẩm mới, chính xác và chất lượng”. 

Nhiều doanh nghiệp tại hội thảo cho rằng, ngoài việc tự nâng cao về mặt thiết bị, công nghệ trong sản xuất thì với “bệnh tình” của ngành cơ khí như hiện nay, việc tiếp thu những công nghệ mới thông qua liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp mạnh trong và ngoài nước về thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí là rất cần thiết.

Cùng với đó, là đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp nội địa để cũng tham gia chế tạo, nội địa hóa sản phẩm được tốt hơn./.

Đức Dũng/BNEWS/TTXVN

Tin liên quan

Vui lòng để lại lời nhắn

Tên của bạn

Email

Tin nhắn (không quá 255 ký tự)

Gọi điện SMS Chỉ Đường
Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cơ khíỨng dụng công nghệ mới vào sản xuất cơ khíỨng dụng công nghệ mới vào sản xuất cơ khí, trên Bình chọn